Thực thi nhiều giải pháp ứng phó các cơn gió ngược

0:00 / 0:00
0:00
(BĐT) - Những cơn gió ngược đang làm chậm đà phục hồi kinh tế Việt Nam và tạo ra biến động mạnh với tỷ giá, thị trường vàng và man88 club . Trong bối cảnh Mỹ vẫn duy trì lãi suất cao năm 2024, ứng phó với rủi ro tỷ giá và lạm phát cần được ưu tiên tại Việt Nam. Bên cạnh đó, có thể cân nhắc một gói kích cầu mới từ dư địa tài khóa, nhưng đột phá cải cách thể chế, môi trường kinh doanh vẫn là giải pháp có tính sống còn để hỗ trợ tăng trưởng và kiềm chế lạm phát.
Trong giai đoạn kinh tế khó khăn, có thể tăng vay nợ nội địa và sử dụng nguồn vốn này để thực hiện các chương trình kích cầu như hỗ trợ thu nhập, trợ cấp và bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ảnh: Lê Tiên
Trong giai đoạn kinh tế khó khăn, có thể tăng vay nợ nội địa và sử dụng nguồn vốn này để thực hiện các chương trình kích cầu như hỗ trợ thu nhập, trợ cấp và bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ảnh: Lê Tiên

Những cơn gió ngược

Số liệu của Mỹ vừa được công bố cho thấy lạm phát (CPI) tháng 3 tăng 3,5% so với cùng kỳ 2023. Một trong những nguyên nhân khiến lạm phát vẫn dai dẳng là Mỹ thực hiện hai chính sách trái chiều nhau. Trong khi Cục Dự trữ liên bang (FED) theo đuổi mục tiêu chống lạm phát, thì Bộ Tài chính Mỹ lại duy trì nới lỏng tài khóa. Năm 2023, thâm hụt tài khóa tăng hơn gấp đôi lên mức 8,8% từ 4,1% của năm 2022. Cho dù thâm hụt tài khóa tại Mỹ dự báo giảm, nhưng vẫn sẽ ở mức 6% trong trung hạn.

Một diễn biến đáng quan tâm khác là năm 2024 sẽ có 88 nền kinh tế trên thế giới (trong đó có Mỹ) tiến hành bầu cử, chiếm ½ dân số thế giới. Theo Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), vào năm bầu cử, các nước thường tăng chi tiêu chính phủ, vì vậy thâm hụt ngân sách sẽ cao hơn các năm khác khoảng 0,3%. Theo xu hướng này, khả năng Mỹ siết chặt chính sách tài khóa năm 2024 sẽ khó. Chi tiêu chính phủ cao, cộng với căng thẳng địa chính trị, biến đổi khí hậu, hạn hán, nắng nóng kỷ lục và giá dầu tăng, thì lạm phát sẽ tiếp tục dai dẳng. Trong họp báo ngày 1/5, Chủ tịch FED Jerome Powell khẳng định, chỉ giảm lãi suất khi nào FED tin tưởng sẽ đạt được mục tiêu lạm phát 2%. Điều này có nghĩa lãi suất tiếp tục duy trì mức cao trong thời gian dài.

Lãi suất cao kéo dài của Mỹ đã gây áp lực mạnh lên tỷ giá nhiều nước. Nhật Bản liên tục phải can thiệp khi tỷ giá Yên và USD chạm ngưỡng 160. Thậm chí, ngày 24/4, Indonesia buộc phải tăng lãi suất điều hành để chặn đà mất giá của đồng Rupiah.

Tại Việt Nam, nền kinh tế phục hồi còn chậm. Số liệu 4 tháng đầu năm 2024 cho thấy, sản xuất công nghiệp có tăng, nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với trước đại dịch. Dịch vụ 4 tháng tăng 8,5%, thấp hơn cùng kỳ 2023 (13,3%). Xuất siêu giảm mạnh trong tháng 4 xuống 0,68 tỷ USD, so với 2,78 tỷ USD của tháng 3. Lạm phát tháng 4 tăng 4,4% so với cùng kỳ năm trước. Đáng ngại là trong 4 tháng đầu năm, có 81,3 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, nhưng lại có tới 86,4 nghìn doanh nghiệp rút khỏi thị trường, tăng 12,2%.

Trong khi sản xuất, tiêu dùng và doanh nghiệp chưa lấy lại đà hồi phục mạnh mẽ, thì mặt bằng lãi suất huy động giảm liên tục đã làm tổng tiền gửi tháng 3/2024 giảm 0,76% so với đầu năm, cộng thêm với lượng tín dụng tăng mạnh tháng 12/2023 là một nguyên nhân gây ra biến động của thị trường vàng, tỷ giá và man88 club trong quý I/2024. Giá vàng ở Việt Nam tăng 18,2% (8/1 - 22/4/2024) và tỷ giá USD/VND tăng 4,9%. Cùng thời điểm, ở hai nền kinh tế nhập khẩu vàng lớn, thì Ấn Độ giá vàng chỉ tăng 12,9%, nhưng tỷ giá USD với Rupee được kiểm soát tốt, chỉ tăng nhẹ 0,2%; giá vàng ở Trung Quốc tăng 15,3% và tỷ giá USD/Nhân dân tệ cũng được kiểm soát ở mức 2,3%.

Tổng tiền gửi tháng 3/2024 giảm 0,76% so với đầu năm do mặt bằng lãi suất huy động liên tục đi xuống. Ảnh: Nhã Chi

Tổng tiền gửi tháng 3/2024 giảm 0,76% so với đầu năm do mặt bằng lãi suất huy động liên tục đi xuống. Ảnh: Nhã Chi

Những mục tiêu khó cân bằng, cần giải pháp từ nhiều phía

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang phải thực thi 4 nhiệm vụ: (i) kiểm soát lạm phát, tỷ giá, (ii) hỗ trợ tăng trưởng, (iii) bình ổn thị trường vàng và (iv) an sinh xã hội (nhà ở xã hội, vay ưu đãi). Đây là những nhiệm vụ gần như bất khả thi ở thời điểm bình thường chứ chưa nói đến thời điểm khó khăn như hiện nay. Do vậy, giải pháp chính sách cần cân nhắc một số vấn đề sau.

Thứ nhất, cần đánh giá lại kênh liên thông của thị trường vàng với thị trường ngoại hối. Sức ép của tỷ giá trong thời gian gần đây là do sự biến động của đồng USD, hơn là do sức ép từ thị trường vàng. Ngoài ra, tác động trực tiếp của thị trường vàng lên hệ thống ngân hàng là hạn chế, vì người dân ít vay tiền ngân hàng để mua vàng, mà chủ yếu là rút tiết kiệm khi lãi suất hạ thấp kỷ lục để mua vàng. Vàng cũng không nằm trong rổ CPI vì thế không có tác động trực tiếp đến lạm phát. Do vàng là hàng hóa thì để thị trường điều tiết là hợp lý và NHNN chỉ nên tập trung vào chính sách tiền tệ hơn là “bình ổn” giá vàng.

Thứ hai, chính sách tài khóa cần chia sẻ nhiều hơn nữa với chính sách tiền tệ. Các biện pháp tài khóa mở rộng bao gồm (i) giảm thuế, (ii) tăng chi tiêu chính phủ và (iii) đầu tư công. Việt Nam đặt trọng trách và dành khoản rất lớn và vượt trội cho đầu tư công với hy vọng đây là cứu cánh của nền kinh tế trong thời kỳ khó khăn. Tuy nhiên, dù đầu tư công có tác động đa chiều, nhưng việc thực hiện còn chậm, và tác động vẫn chủ yếu là trong trung và dài hạn. Thực tế, các biện pháp giảm thuế và tăng chi tiêu chính phủ sẽ có tác động trực tiếp tới tăng trưởng hơn.

Theo số liệu của IMF năm 2021, trong số 15 nền kinh tế đang phát triển được khảo sát, mức độ chi tiêu chính phủ của Việt Nam là 1,77% so với GDP, đứng thứ 13 trên 15, chỉ cao hơn Myanmar và Nigeria. Chi tiêu Chính phủ thấp đặt trong bối cảnh ngân sách ở mức an toàn và nền kinh tế cần đạt mục tiêu tăng trưởng là một nghịch lý. Nghịch lý này kéo dài đến tận bây giờ khi cắt giảm VAT vẫn chỉ nhỏ giọt sáu tháng một lần. Trong khi nợ xấu ngân hàng tăng nhanh, thì cả nợ công (tương đương 38% GDP), nợ nước ngoài (34% GDP), nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ (khoảng 23 - 24% thu ngân sách nhà nước) đều dưới ngưỡng Quốc hội cho phép. Ngân sách quý I/2024 thặng dư 146 nghìn tỷ đồng, lẽ ra phải tiếp tục tạo dư địa chính sách tài khóa để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp.

Thứ ba, chính sách tiền tệ vẫn cần tập trung vào mục tiêu kiểm soát lạm phát và ổn định tỷ giá. Hỗ trợ tăng trưởng cần có sự tham gia mạnh hơn nữa của chính sách tài khóa. Vào giai đoạn kinh tế khó khăn kéo theo nguồn thu ngân sách giảm, hầu hết các nước đều tăng vay nợ nội địa vì chi phí vay bên ngoài cao và sử dụng nguồn vốn vay này để thực hiện các chương trình kích cầu như hỗ trợ thu nhập, trợ cấp và bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. Cho dù gánh nặng nợ công tăng, nhưng do nguồn vay là nội địa nên hạn chế được rủi ro biến động tỷ giá. Việc tăng cường vay nội địa qua trái phiếu cũng phần nào giảm thiểu gánh nặng cho chính sách tiền tệ nếu có hiện tượng thừa thanh khoản trong nền kinh tế. Đây là sự phối hợp chính sách tài khóa và tiền tệ mà Việt Nam nên làm thời điểm hiện nay.

Thứ tư, dư địa chính sách tài khóa của Việt Nam vẫn còn so với chính sách tiền tệ, nhưng cũng không nhiều nếu các khó khăn tiếp tục kéo dài. Trong thời điểm hiện nay, chính sách tiền tệ đã chạm giới hạn và tài khóa sẽ sớm chạm giới hạn. Với những thách thức cấp bách như hiện nay, việc chỉ áp dụng chính sách tiền tệ và tài khóa để đạt được sự cân bằng giữa hai mục tiêu tăng trưởng và lạm phát là không khả thi. Vì thế, cải cách thể chế, môi trường kinh doanh có tính sống còn để hỗ trợ chính sách tiền tệ và tài khóa dung hòa hai mục tiêu hỗ trợ tăng trưởng và kiềm chế lạm phát. Về trung và dài hạn, phải ưu tiên phát triển xanh và số để tăng năng suất lao động, động lực chính cho tăng trưởng bền vững.

Chuyên đề

Kết nối đầu tư

TCT36 tiếp
Quang Minh
Công ty 622 lần 2
Đông Nhật Huy
Thanh Tuấn
Giang Thành
Nguyên Cát
Xây dựng Tây Ninh lần 2
Cienco4
hoàng trung
Gia Long
Thí nghiệm điện miền Bắc
Công ty CP Kỹ thuật làm sạch và thương mại quốc tế
Lưu Nguyễn
Carmelina
Hưng Việt 2024 - 2025
Liên Thành
Pleiku
Hải Đăng Khoa
Baidu
map